Bạn nghĩ 1 thương hiệu thứ đáng giá nhất là gì? bộ nhận diện thương hiệu? các chiến dịch quảng bá sản phẩm hay các chiến lược truyền thông? Tất cả yếu tố đó đều quan trọng nhưng quan trọng hơn chính là niềm tin của khách hàng dành cho thương hiệu. Vậy bạn hiểu niềm tin của khách hàng dựa vào yếu tố nào? Tại sao nó lại là điều quý giá nhất của doanh nghiệp? Hãy cùng Vĩnh Thái tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé!

Brand Trust là gì? Niềm tin thương hiệu là gì?

Niềm tin của thương hiệu là gì?

Brand Trust là một khái niệm quá quen thuộc trong lĩnh vực Marketing, Brand Trust dùng để chỉ quan điểm, kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Hay có thể nói cách khách Brand Trust chính là sự tin tưởng của khách hàng về thương hiệu cũng như sản phẩm của thương hiệu đó.

Tầm quan trọng của Brand Trust 

Brand Trust quyết định phần lớn đến hành vi tiêu dùng và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng. Theo đánh giá từ cách chuyên gia Marketing cho rằng có 57-69% khách hàng tại Canada và Anh lòng tin chính là yếu tố quyết định mua sản phẩm.

Chi tiết 5 bước xây dựng niềm tin thương hiệu 

Điều quan trọng của một thương hiệu là xây dựng niềm tin cho khách hàng. Vậy làm sao để xây dựng thương hiệu cải thiện niềm tin của khách hàng đối với mình.

Sau đây là 5 bước giúp doanh nghiệp 

Bước 1: Xác định mục tiêu, và tìm cách đo lường chúng

Khi xác định mục tiêu thì đầu tiên cần phải trả lời đc câu hỏi khách hàng đánh giá về thương hiệu của mình. Họ có giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho người thân bạn bè không? Ai là khách hàng trung thành với thương hiệu? Niềm tin của khách hàng dành cho thương hiệu hiện tại đang được bao nhiêu %. Bạn có thể tham khảo một số công cụ để đánh giá, đo lường như Google Alerts để nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng. Một số cách khác bạn có thể thu thập review khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau trên social media.

Bước 2: Lựa chọn đại sứ thương hiệu

Đại sứ thương hiệu đóng vai trò cầu nối giữa khách hàng với thương hiệu. Khi chọn đại sứ cần lưu ý lựa chọn người phù hợp, có tính cách tương đồng với thương hiệu. Đại sứ thương hiệu có thể là chính CEO của cty hay influencer, KOL có tầm ảnh hưởng….

Bước 3: Thông điệp truyền tải nhất quán, trung thực

Đưa thông điệp cần phải lưu ý đến sự nhất quán thông điệp. Cần hướng đến sự trung thực để tạo niềm tin bền vững của khách hàng, trách sự giả tạo, nịnh bợ.

Hãy tập trung đưa ra những thông điệp liên quan đến sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trong các chiến dịch truyền thông. Từ đó giúp gây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thương hiệu và khách hàng, tạo lòng tin cho họ.

Nhấn mạnh cần truyền tải thông điệp trung thực nên lồng ghép câu chuyện để thu hút và hấp dẫn khách hàng.

Bước 4: Tạo ra sự trải nghiệm cho khách hàng

Tạo ra trải nghiệm cho khách hàng rất quan trọng, nó giống như kết nối hai người xa lạ lại với nhau.

Có thể xây dựng trải nghiệm khách hàng bằng tổ chức buổi giao lưu, kết nối miễn phí. Tại đó ta có thể bày những trải nghiệm của sản phẩm/dịch vụ để khách hàng thử trực tiếp.

Theo PwC đã nghiên cứu có đến 73% khách hàng đã trải nghiệm sử dụng sản phẩm và quyết định mua hàng.

Bước 5: Nên đầu tư vào mối quan hệ hơn là sự chuyển đổi tức thì

Nhiều doanh nghiệp thường làm ngược với quy luật, họ nghĩ rằng chỉ cần tập trung vào bán hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi hơn là tập trung vào mối quan hệ khách hàng. Tuy nhiên theo khảo sát của chuyên gia hàng đầu thế giới cho biết có tới 56% khách hàng sẽ trung thành với doanh nghiệp đang quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của họ.

Xây dựng niềm tin của khách khách khó khăn và lâu dài nhưng nó lại là cách hiệu quả để xây dựng chân dung khách hàng, sử dụng sản phẩm trong tương lai.

Kết luận:

Có thể nói, Brand Trust là một phần không thể thiếu trong một doanh nghiệp. Brand Trust là một yếu tố giúp thương hiệu phát triển bền vững trong thời đại 4.0.

Khi làm Brand Trust không hề đơn giản nhưng làm dần dần, từ từ, từng bước một OMP tin doanh nghiệp chắc chắn chiếm được trái tim và trở thành người bạn tri kỷ với khách hàng. 

Leave a Reply